Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Trang trí đồ thờ bằng đồng cho ngày Tết trên bàn thờ gia tiên

Đầu tiên, bàn thờ là nơi mà con cháu, những người còn sống dành để tưởng nhớ đến tổ tiên, đến thần linh nó giống như là ngôi nhà của người đã khuất. Và những vật dụng đồ thờ bằng đồng được sắp xếp bố trí trên bàn thờ đều có những ý nghĩa rất riêng, rất đặc biệt. Đôi chân nến đồng tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, còn cây những nén nhang tượng trưng cho các vì sao. Đó là những thứ rất gần gũi và gắn bó với con người cho nên người Việt đã đưa vào bàn thờ nhiều hình tượng thiêng liêng khác nữa.


Nếu như nén hương thắp trên bát hương hay đỉnh đồng thì đó là biểu tượng cho trục vũ trụ với ý nghĩa là trục nối giữa trời và đất, giúp cho âm dương hòa hợp đem tới may mắn và hạnh phúc cho gia đình.
Có những gia đình còn đặt bộ mâm bồng bằng đồng để bày hoa quả, đặt phía trước bát hương đồng là một bát nước sạch tinh khiết. Nếu nhà nào khá giả hơn, có điều kiện hơn thì thường họ sẽ sắm thêm bộ ngũ sự bằng đồng hoặc bộ tam sự, đỉnh đồng sẽ được dùng để đốt hương trầm. Trên đỉnh đồng sẽ được trang trí nhiều họa tiết có ý nghĩa thiêng liêng như long – lân – quy – phụng tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh, hổ phù tượng trưng cho sự ấm no, cây trúc biểu hiện cho tính quân tử.


Vào các ngày Tết Nguyên Đán cành hoa đào được cắm trong lọ hoa bằng đồng trên bàn thờ với ý nghĩa là có huyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ tượng trưng cho sinh khí lớn lao. Vì thế cành hoa đào thắm trên ban thờ là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu xuân rất ý nghĩa cho mỗi gia đình. Đôi khi người ta lại dùng một cành hoa tre nhuộm ngũ sắc cắm vào lọ để cầu phúc cho những kiếp đời đã qua. Ở nhiều nơi, trên bàn thờ còn bày các đồ thờ cúng bằng đồng được trạm khảm các hoa văn tinh xảo theo nhiều chủ đề như tứ linh và các sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ khác.
Những nhà không có điều kiện mua các đồ thờ trạm khảm thì thường treo lên tường phía trên bàn thờ một tranh dân gian vẽ ngũ quả, cuốn thư, hoành phi câu đối đồng… để cầu sự no đủ, đồng thời mang lại cho ngôi nhà sự sang sủa và ấm áp.


Những gia đình theo đạo Phật thường ít bày đồ mặn lên bàn thờ chính, mà thường đặt ở vị trí thấp hơn để tránh sự uế tạp và để linh hồn tổ tiên dễ siêu thoát.
Cây mía được đặt hai bên ban thờ thường nói là để cho các cụ chống gậy về chung vui với con cháu. Nhưng thực ra, từ xa xưa, cây mía là loài cây linh thiêng gắn liền với câu chuyện tạo lập thiên địa của cư dân ngoài hải đảo. Mía được coi là một thứ trục vũ trụ, nồi liền đất trời, để dẫn đường cho linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về với con cháu. Khi phát hiện ra lửa, con người nhận thấy chỉ có khói bay lên trời cao và dần dần khói lửa đi vào hội lễ, từ đó bắt đầu nảy sinh ra nến và hương trong việc tín ngưỡng thờ cúng. Trước bàn thờ, người ta thường hay thắp hai ngọn nến tượng trưng cho mặt trăng mặt trời.


Hướng bàn thờ cũng được rất nhiều người Việt quan tâm. Thông thường theo đạo Phật thì hướng nam là hương của bát nhã – tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy ắp dương khí.
Nhiều khi cũng đặt bàn thờ theo hướng tây vì hướng này được cho là âm dương hòa hợp, nên yên ổn và phát triển thịnh vượng. Suy cho cùng, tất cả cũng vì lòng người, vì một tâm hồn hướng thiện. Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về người ta thường trang trí bàn thờ thật đẹp để tưởng nhớ đến tổ tiên cũng như mời tổ tiên cùng về ăn Tết với gia đình. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới thì có hiện tại và tương lai. Nhìn vào ban thờ tổ tiên để thấy được truyền thống và vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét